VIET FARM HÀ NỘI:
- ML6-12 Vinhomes Green Bay, Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Nuôi chồn mốc dần trở thành một mô hình phát triển tại nước ta nhờ lợi nhuận mà nó mang lại. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp do thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật mà nhiều người đã không thu được lợi nhuận như mong muốn dẫn đến phá sản vì nuôi chồn mốc. Cùng tìm hiểu 4 sai lầm nghiêm trọng dẫn đến thất bại của mọi người trong bài viết dưới đây.
Để bạn có thể khởi nghiệp và làm giàu thành công, Việt Farm xin chia sẻ 4 sai lầm dễ dẫn đến phá sản mà những người mới thường gặp phải trong nội dung dưới đây.
Một trong những sai lầm đầu tiên của nhiều nhà đầu tư khi mới bắt tay vào nuôi chồn mốc chính là thiếu kiến thức chăn nuôi về loài động vật hoang dã này. Có không ít người chỉ mới xem qua vài video trên YouTube đã quyết định nuôi ngay mà không tìm hiểu kỹ tại các trang trại chăn nuôi. Tỷ lệ thành công của những người này thường là rất thấp bởi chăn nuôi tuy dễ nhưng cũng cần phải nắm vững kiến thức một cách bài bản về kỹ thuật nuôi và cách phòng bệnh.
Vì kinh nghiệm nuôi chưa có, nên nhiều chủ trang trại lựa chọn phải những con giống chưa tốt bao gồm cả con đực và con cái. Chồn mốc giống có nhiều loại và mức giá khác nhau, lứa tuổi phù hợp để nuôi tại gia đình thì sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm nuôi của mỗi người. Nếu như bạn có ít kinh nghiệm nuôi chồn mốc thì nên lựa chọn những con có sức khỏe tốt, thành thục thì sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong quá trình khởi đầu. Không nên chọn những con quá nhỏ, sẽ gặp nhiều khó khăn khi chưa có nhiều kinh nghiệm.
Không có nhiều kinh nghiệm trong chọn giống cũng dễ dẫn đến phá sản vì nuôi chồn mốc
Phần lớn những trường hợp chăn nuôi chồn mốc thất bại thì nguyên nhân chính là cho chúng gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Do ăn phải những thức ăn không an toàn, không cho chúng ăn đúng bữa, không đúng khẩu phần cho từng lứa tuổi. Dẫn đến chồn mốc lớn chậm, sinh sản được ít con và chủ trang trại gặp nhiều thất thoát trong chăn nuôi.
Phá sản vì nuôi chồn mốc có thể do chủ trang trại đã tạo môi trường sống không phù hợp. Mặc dù chồn mốc có sức khoẻ tốt nhờ bản năng sống ngoài tự nhiên, nhưng khi chăn nuôi tại chuồng bạn thiết kế không phù hợp có thể quá nóng hoặc quá lạnh khiến cho chồn mốc bị ảnh hưởng.
Để bắt tay vào nuôi chồn mốc nhận được kết quả ngay từ lần đầu tiên, bạn có thể tham khảo cách khắc phục những sai lầm của người đi trước dưới đây:
Việc đi học hỏi trực tiếp từ các trang trại chăn nuôi đi trước là rất cần thiết. Từ video cho đến thực tế thường không giống nhau hoàn toàn. Chỉ khi đến tận nơi thì bạn mới có cơ hội được các chủ trang trại giúp đỡ tận tình, chỉ bảo tỉ mỉ nhất. Chắc chắn việc làm này sẽ giúp bạn tránh được những sai sót thất thoát và lãng phí khi chăn nuôi chồn mốc. Nên đến tận nơi những cái trang trại mà bạn muốn tìm hiểu và muốn bắt con giống như vậy sẽ được chính chủ trang trại hoặc là nhân viên kỹ thuật bên trang trại sẽ tư vấn kỹ hơn về kỹ thuật chăn nuôi và cách chăm sóc con chồn mốc. Chẳng hạn như kỹ thuật làm chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi và kỹ thuật chọn con giống như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Chỉ cần tìm hiểu thật kỹ dù là chồn mốc hay loài động vật khác thì khả năng thành công của mọi người sẽ càng cao hơn.
Việc tham quan khu vực chuồng trại trực tiếp, bạn sẽ tránh được những cái lãng phí không cần thiết. Ví dụ như thiết kế chuồng nuôi quá rộng, hoặc làm quá kiên cố bằng bê tông cốt thép, gạch xây thời gian hoàn thiện lâu. Hay khi làm chuồng bằng gỗ thì sẽ rất yếu, dùng một thời gian sẽ nhanh hỏng. Nếu sửa đổi làm mới chuồng thì rất dễ thất thoát con giống.
Trang bị kiến thức đầy đủ trước khi chăn nuôi cầy vòi mốc
Nên tìm hiểu thật kỹ và chọn những con giống nó đạt chuẩn. Ví dụ, khi chọn con giống bạn cũng nên đến tận nơi trang trại bạn muốn bắt con giống. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn và được chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình chọn giống. Nên chọn những con nhanh nhẹn, có bộ lông mượt, mắt sáng, tứ chi đầy đủ. Đối với những con trưởng thành rồi thì nên chọn những con có bộ phận sinh dục đều. Ví dụ, đối với con đực thì tinh hoàn của chúng phải đều và con cái thì bộ phận sinh dục của chúng phải đẹp, không bị dị tật. Hãy chọn những con có lứa tuổi trưởng thành, đối với lứa tuổi nhỏ mặc dù giá thành rẻ nhưng chúng chưa phát triển đầy đủ và hệ miễn dịch cũng chưa hoàn thiện hết. Nếu nuôi chúng, bạn sẽ gặp nhiều khăn rất khó đạt được thành công như mong muốn. Trên thị trường xuất hiện nhiều chồn mốc giống, nếu như không tìm hiểu kỹ sẽ dễ gặp phải những con chất lượng không đạt.
Trong chăn nuôi chồn mốc, chúng ta sẽ chia thành ba loại chính: con bố mẹ sinh sản, con non và con thương phẩm. Đối với con sinh sản thì khẩu phần ăn sẽ ít hơn con thương phẩm ví dụ lượng trứng và lượng thịt, cháo thường ít hơn. Đối với con sinh sản mỗi ngày sẽ cho ăn với khẩu phần như: buổi sáng 2 - 3 quả chuối, buổi chiều nấu cháo thịt gà, cá, thịt lợn… cho vào một bát được thiết kế bằng đầu bịt của ống nhựa 110 là vừa đủ. Mỗi một con cho ăn một lượng trung bình như thế là vừa đủ.
Đối với con non, khi mới sinh ra đến dưới 2 tháng thì sự chăm sóc của nó sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào con mẹ chứ chúng ta không cần phải can thiệp. Sau khi tách mẹ, chúng ta sẽ cho chúng ăn khẩu phần ăn giống con mẹ hoặc giống những con thương phẩm tuỳ vào mục đích của chủ trang trại.
Đối với những con thương phẩm thì bạn vẫn nên tập trung cho ăn hoa quả, cháo như chồn mốc sinh sản. Tuy nhiên, khẩu phần ăn cần được tăng lên, số lượng nhiều hơn. Ví dụ như cho ăn đến 4-5 quả chuối trong buổi, hoặc nếu có những con lực ăn tốt có thể cho ăn thêm, cháo cũng tương tự như vậy. Mục đích chính là để con thương phẩm đạt được khả năng phát triển tốt, tăng trọng nhanh nhất để dễ sàng xuất bán.
Cần loại bỏ những loại hoa quả đã bị hỏng, bị thối hoặc khi mua ngoài chợ về thì nên rửa sạch thật sẽ để tránh lượng thuốc bảo vệ thực vật còn bám trên hoa quả. Cháo cũng vậy, nên cho ăn cháo trong buổi chiều hôm nay và sáng hôm sau. Không nên để quá lâu, tránh tình trạng thiu thối, nếu chồn mốc ăn phải dễ dẫn đến những cái bệnh về đường tiêu hoá.
Tuỳ vào loài chồn mốc mà lựa chọn chế độ ăn phù hợp
Để chồn mốc có thể phát triển khoẻ mạnh, thì bạn nên thiết kế chuồng có nhiệt độ phù hợp khi thời tiết thay đổi. Hãy vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và định kỳ để hạn chế những rủi ro. Khi chăn nuôi cần phải mốc, bạn cần nhớ rằng nó sẽ phát triển tốt nhất trong mùa lạnh với nhiệt độ sẽ là từ 10 độ C trở lên và mùa nóng dưới 33 độ C. Đối với khu vực miền Bắc, khi mùa lạnh đến bạn có thể sử dụng vật liệu là lưới đen vây kín xung quanh chuồng để tăng thêm độ ấm, hoặc thắp thêm bóng sưởi tại khu vực chuồng trại. Còn mùa hè thì bạn có thể lắp đặt quạt, lắp đặt giàn phun sương hoặc sử dụng nước tưới trên mái giúp cho khu vực chuồng trại mát hơn.
Ngoài ra, việc vệ sinh chuồng trại cũng rất quan trọng, sử dụng mùn cưa hút ẩm và xử lý phân là cách tốt nhất. Dùng mùn cưa sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, cứ khoảng 1 tháng mới phải vệ sinh 1 lần.
Trên đây là 4 sai lầm chủ trang trại thường gặp phải và dễ phá sản vì nuôi chồn mốc. Do đó, muốn chăn nuôi chồn mốc bạn cần chuẩn bị kiến thức, trang bị các biện pháp đối phó phù hợp, nhằm đảm bảo mô hình đạt được kết quả tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để thành công trong nuôi chồn mốc, cần phải đầu tư thời gian, cũng như nỗ lực để học hỏi và áp dụng tốt các kiến thức.