VIET FARM HÀ NỘI:
- ML6-12 Vinhomes Green Bay, Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Mô hình nuôi chồn mốc sinh sản đang ngày càng mở rộng và được mọi người áp dụng chăn nuôi tại nhiều nơi. Hình thức nuôi này không lo bị lỗ vốn mà lại thường nhận về những giá trị kinh tế lớn. Ngay trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ thuật nuôi chồn mốc sinh sản để việc chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất.
Nuôi chồn mốc sinh sản là thành công lớn nhất của những người thực hiện việc chăn nuôi loài động vật hoang dã này. Nhiều chủ trang trại khi mới thực hiện đều gặp phải trường hợp nuôi chồn mốc thời gian lâu không sinh sản. Cùng tham khảo kinh nghiệm kỹ thuật chăn nuôi dưới đây.
Kỹ thuật nuôi chồn mốc sinh sản bao gồm các khâu kỹ thuật chính sau:
Trong 4 khâu trên, kỹ thuật nào cũng quan trọng, do đó mọi người không được bỏ sót bất kỳ khâu nào.
Kỹ thuật nuôi chồn mốc sinh sản gồm 4 khâu quan trọng
Chồn mốc sinh sản thường được nuôi tại các ô lồng chắc chắn. Chồn mốc thương phẩm và chồn mốc sinh sản đều được nhốt trong lồng nuôi giống nhau. Tuy nhiên, sẽ khác nhau một chút về kích thước. Chồn mốc sinh sản sẽ được nhốt trong lồng to hơn ghép một cặp 1 đực - 1 cái hoặc từ ba đến năm cặp. Sử dụng những vật liệu cứng có sẵn như: tấm gỗ, tre, lướt sắt để làm lồng chuồng. Bố trí thêm các dụng cụ như máng ăn, máng uống nước vào bên trong chuồng. Kê thêm 1 tấm ván bằng ⅓ sàn chuồng cao hơn so với sàn để cho chồn mốc ngủ và nằm thư giãn.
Những con chồn mốc giống thường đạt được 2 tiêu chí sau:
Chọn những cơ sở cung cấp giống có đầy đủ giấy tờ chăn nuôi. Khi mua, người bán cần cung cấp được ngay được các loại giấy tờ xuất xứ cho người mua. Cũng cần phải có cam kết, bảo hành, có hợp đồng cụ thể.
Lựa chọn chồn mốc giống cần chọn những con hiền lành, đi lại nhanh nhẹn, mắt sáng và lông mượt. Theo dõi chúng có bị thương tật, diện mạo có đầy đủ chân tay và các bộ phận sinh sản hay không.
Chồn mốc đạt đủ 8 tháng tuổi tính từ lúc sinh sẽ đến thời gian động dục. Tuy nhiên, thời điểm chồn mốc sinh sản hiệu quả nhất là từ 9 - 10 tháng. Một năm, loài động vật hoang dã này sẽ sinh sản 2 lần, mỗi lần từ 2 - 5 con.
Ở thời kỳ động dục, con chồn mốc cái sẽ có những biểu hiện như: bỏ ăn, phá chuồng, phát tiếng kêu tìm đực. Nếu như bạn phát hiện ra những biểu hiện này hãy nhanh chóng ghép con chồn cái này với con đực, thời gian ghép đôi tốt nhất là từ 15 - 20 ngày. Trong quá trình ghép đôi, nếu phát hiện đầu ti chồn cái có màu đỏ, đồng thời nó tìm chỗ nằm riêng tức là quá trình giao phối đã thành công. Thời gian mang thai của chồn mốc sinh sản là từ 55 - 60 ngày. Trong quá trình mang thai cần bổ sung nhiều dinh dưỡng cho chồn mốc. Thức ăn chủ yếu của chúng thường là bí đỏ, chuối chín, cháo gạo, cháo bột ngô… Trong giai đoạn mới sinh thì bạn nên bổ sung thêm thịt lợn, cá và trứng vịt lộn. Trung bình, mỗi con trưởng thành ăn với tổng chi phí khoảng 2.000 đồng/ngày.
Dấu hiệu nhận biết chồn mốc sắp đẻ như sau: Trong khoảng 1 đến 4 ngày trước sinh, chồn cái sẽ thở mạnh hơn, bụng của nó phình to ra, bầu vú của nó sưng đỏ. Đồng thời, nó sẽ cắn phá các bờ lưới tường và thể hiện rõ sự khó chịu. Sinh xong, từ 7 - 10 ngày, chồn mốc con mới có thể mở mắt. Chồn mẹ sẽ cho chồn con bú trong vòng 30 - 40 ngày và qua 60 ngày chủ trang trại có thể tách chồn con khỏi mẹ để tiến hành nuôi riêng.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chồn mốc trước và sau sinh
Để phòng các bệnh dịch cho chồn mốc sinh sản bạn cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên, dọn dẹp các chất thải để chuồng luôn được thông thoáng và sạch sẽ. Đây là cách giúp cho chồn mốc tránh được những bệnh về da và đường hô hấp.
Máng ăn và máng uống của chồn mốc cần phải bảo đảm sạch sẽ, không để thức ăn dư thừa cho những bữa sau, tránh cho chồn không mắc phải các bệnh về đường tiêu hoá.
Thức ăn và nước uống của chồn hương cần đảm bảo sạch sẽ, không bị ôi thiu và không bị nấm mốc.
Hy vọng những kỹ thuật nuôi chồn mốc sinh sản trên sẽ hữu ích với các chủ trang trại hiện nay. Nếu có băn khoăn hay đóng góp gì hãy để lại dưới bài viết để chúng tôi cập nhật, chia sẻ sớm nhất.