VIET FARM HÀ NỘI:
- ML6-12 Vinhomes Green Bay, Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Xây dựng nên một khu chuồng chăn nuôi chồn mốc khang trang, sạch sẽ, thuận tiện cho việc chăm sóc, dọn dẹp vệ sinh cũng như ghép đôi phối giống là điều mà bà con chăn nuôi đều mong muốn. Vậy khu chuồng chăn nuôi chồn được làm như thế nào, kích thước chuồng bao nhiêu, cần đảm bảo những yếu tố gì…? Bài viết dưới đây của Việt Farm sẽ hướng dẫn bà con cách làm chuồng nuôi chồn mốc chuẩn khoa học, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển và sinh sản tốt nhất.
Xây chuồng nuôi chồn mốc đúng kỹ thuật, đúng kích thước là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe, sinh trưởng và sinh sản của chồn. Nếu bà con không quan tâm và chú trọng đến yếu tố chuồng trại sẽ rất dễ xảy ra những bất lợi dưới đây:
Chuồng trại là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi chồn mốc
Chồn mốc là loài động vật hoang dã, có bản tính nhạy cảm, sợ lạnh và đặc biệt không thích ồn ào. Nếu chuồng nuôi không phù hợp với nhu cầu của chồn, chúng sẽ dễ bị stress, ốm yếu và giảm khả năng sinh sản.
Chuồng nuôi cần có đủ không gian để chồn có thể vận động, nghỉ ngơi và ẩn náu như trong thiên nhiên hoang dã. Nếu chuồng quá chật, chồn sẽ cảm thấy bí bách, khó thở và dễ xảy ra hiện tượng cắn nhau.
Chuồng nuôi cần được thiết kế hệ thống thoát nước và vệ sinh tốt để tránh ẩm mốc và mùi hôi. Nếu chuồng bẩn, chồn sẽ dễ mắc các bệnh về da, hô hấp và tiêu hóa, làm gia tăng rủi ro trong chăn nuôi.
Chuồng chăn nuôi chồn mốc cần có ánh sáng và nhiệt độ phù hợp để chồn có thể sinh hoạt và sinh sản tốt. Nếu chuồng quá tối hoặc quá nóng, chồn sẽ cảm thấy khó chịu, mất ngủ và giảm ham muốn giao phối.
Khi tiến hành thiết kế, xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi chồn mốc bà con cần lưu ý đến 3 yếu tố chính: vị trí, kích thước chuồng trại và hệ thống vệ sinh làm sạch chuồng.
Với những mô hình chăn nuôi lớn, bà con nên đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố, vững chãi. Còn với những mô hình nhỏ, hộ gia đình, người chăn nuôi có thể tận dụng những ô chuồng lợn, chuồng gà, nhà kho trước đây để cải tạo, đặt các ô lồng nuôi để tiết kiệm chi phí xây chuồng trại. Tuy nhiên, cho dù lựa chọn theo hình thức nào thì bà con cũng cần đảm bảo nhiệt độ chuồng luôn mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, tránh bị gió lùa, mưa tạt để vật nuôi có môi trường phát triển tốt nhất. Bởi lẽ, phần lớn các loài động vật hoang dã đều rất nhạy cảm với thời tiết và nhiệt độ môi trường.
Xây dựng trang trại chăn nuôi chồn mốc ở những nơi yên tĩnh, thoáng mát
Chồn mốc là loài động vật rất sợ tiếng ồn, vì vậy cần đặt chuồng nuôi ở những nơi yên tĩnh, tránh ồn ào. Tốt nhất nên tránh xa khu đông dân cư, chợ, nhà máy, xí nghiệp để chồn có môi trường sống tốt nhất. Vị trí đặt chuồng trại nuôi chồn tốt nhất là những khu vực có nhiều cây xanh, bóng mát, yên tĩnh, không khí trong lành, thoáng mát.
Để đảm bảo kiên cố, bà con nên xây các chuồng nuôi được kết hợp bởi cột bê tông hoặc cột thép, tường xây gạch và lưới thép. Cách kết hợp này rất khoa học và vô cùng tiện lợi cho người chăn nuôi. Chi tiết cách làm chuồng nuôi như sau:
Chiều rộng lý tưởng nhất để làm chuồng nuôi chồn mốc là 80cm, thiết kế đặt thêm cây để chồn leo trèo giống ngoài tự nhiên. Kích thước chuồng cho chồn mốc cái đạt chuẩn là 80 x 85cm (rộng) x (cao), khoảng cách từ nền chuồng xuống sàn đất là 70cm để thuận tiện trong việc xịt rửa, vệ sinh chuồng trại. Kích thước chuồng cho chồn mốc đực đạt chuẩn là 55 x 85cm (rộng) x (cao).
Chuồng nuôi chồn cần đảm bảo thoải mái, rộng rãi
Phần sàn chuồng làm từ lưới thép, kích thước mỗi ô là 2,5 x 10 cm để khi cho thức ăn như chuối, hoa quả không bị lọt xuống đất nhưng phân chồn vẫn lọt xuống sàn, giúp chuồng luôn sạch sẽ, thoáng mát. Dưới sàn cần thiết kế thêm rãnh thoát nước để nước thải không bị đọng lại, giúp chuồng trại luôn khô thoáng. Bà con có thể trang bị thêm máy phun hơi nước để giảm nhiệt độ vào mùa hè, độ cao chuồng trại từ 4 - 6m, có nhiều ô cửa thông thoáng.
Khi thiết kế chuồng, bà con lưu ý nên sắp xếp hợp lý, khoa học, cho con đực nằm giữa 2 con cái, giữa các chuồng được thiết kế 1 ô vuông thông nhau, ngăn cách bằng gạch men để khi con cái động dục thì có thể lấy viên gạch ra cho con đực sang với con cái, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phối giống.
Để chồn mốc phát triển khỏe mạnh và sinh sản tốt thì khu vực chuồng nuôi cần đảm bảo sạch sẽ, không tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh cho vật nuôi. Do đó, bà con cần quan tâm đến hệ thống vệ sinh làm sạch chuồng trại.
Cần bố trí các rãnh thoát nước để nước thải không bị đọng lại, gây mùi hôi khó chịu, tạo điều kiện để mầm bệnh phát triển. Trang trại cần có hệ thống xịt rửa để vệ sinh, khử trùng chuồng trại định kỳ hàng tuần, hàng tháng.
Trên đây là kỹ thuật làm chuồng trại chăn nuôi chồn mốc đúng chuẩn bà con cần nắm rõ để tạo môi trường sống tốt nhất cho chồn phát triển và sinh sản. Để được tư vấn thêm, quý bà con có thể liên hệ với Việt Farm - đơn vị chuyên cung cấp con giống chồn mốc chất lượng cao trên toàn quốc. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cùng đội ngũ chuyên gia chăn nuôi được đào tạo bài bản, chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được mô hình chăn nuôi phù hợp và hiệu quả nhất.