VIET FARM HÀ NỘI:
- ML6-12 Vinhomes Green Bay, Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Chồn mốc sinh sản như thế nào mỗi năm? Nên chăm sóc chồn mốc con như thế nào để con lớn nhanh, phát triển tốt, ít bệnh? Cùng Việt Farm tìm hiểu về loài động vật này ngay trong bài viết dưới đây.
Chồn mốc sinh sản 2 lần trong một năm, mỗi lần từ 2-6 con. Loài động vật này bắt đầu động dục từ 8 tháng tuổi trở đi, tuy nhiên để ghép đôi đạt hiệu quả thường nên bắt đầu khi chúng đủ 9 - 10 tháng tuổi. Thời gian sinh sản của chồn mốc không rõ ràng, thường tập trung vào các tháng cuối năm tháng 10,11 và tháng 12.
Chồn mốc có thể để 2 lứa/năm
Tại mùa sinh sản của chồn mốc, con cái khi động dục sẽ có một số biểu hiện như: bỏ ăn, có hiện tượng phá chuồng, phát ra tiếng kêu giống như một loại tín hiệu để gọi bạn tình. Đây là thời điểm thích hợp để ghép đôi với con đực, thời gian ghép đôi từ 15 - 20 ngày. Nên ghép giống tập thể, thời điểm ghép thường từ tháng 1 - tháng 7 âm lịch hàng năm. Một con đực có thể ghép với 2 con cái, hoặc 2 con đực ghép với 5 - 7 con cái. Sau 20 ngày, kiểm tra nếu vú của chồn mốc cái màu hồng, hơi sệ thì khi đó nó đã mang thai nên tách riêng một chuồng để theo dõi. Nếu chồn mẹ mang thai trước tháng 5 âm lịch thì một năm có thể sinh 2 lứa, còn lại nếu tách sau thì một năm sinh sản 1 lứa.
Khi cầy vòi mốc mới sinh sản, tuyệt đối chủ trang trại không được tiếp cận và kiểm tra cầy con. Do nếu lại gần quá sớm, cầy mẹ sẽ cắn con hoặc tha đi tha lại dẫn đến việc cầy con chết non, phải đợi đến khi cầy con mở mắt thì hãy tiếp cận. Đối với cầy vòi mốc mẹ mới sinh thì nên bổ sung thức ăn vào buổi sáng, nên cho ăn trứng vịt lộn, cá luộc để tăng chất đạm giúp mẹ nhiều sữa cho bú.
Khi chồn mốc vừa mở mắt sẽ ra chuồng ăn cùng với chồn mốc mẹ. Chồn mốc con sẽ sống chung với mẹ khoảng 60 - 70 ngày, rồi mới rách riêng. Nuôi sinh trưởng trong vòng 15 ngày thì có thể bán làm chồn mốc giống được. Trọng lượng chồn mốc lúc đó có thể đạt từ 1,5- 2,5kg/con. Thời gian tách mẹ và con phải phù hợp, nếu tách mẹ quá sớm sẽ bị chậm phát triển còn tách muộn sẽ làm gián đoạn đến vòng sinh sản của chồn mốc mẹ.
Những con chồn mốc nuôi sinh trưởng khi được 50 ngày tuổi nên tiêm vacxin mũi 1 phòng và chống các loại bệnh của mèo và chó. Sau 21 ngày, tiêm mũi 2 nhắc lại phòng và chống 7 loại bệnh khác của chó mèo thì chồn mốc sẽ khoẻ mạnh và sinh trưởng tốt. Ngoài ra, khi đã tiêm đủ 2 mũi trên nếu có con chồn mốc nào khác bị viêm phổi hay tiêu chảy thì tỷ lệ khỏi sẽ rất nhanh.
Tiêm vacxin phòng chống bệnh tật giúp chồn mốc sinh trưởng tốt
Chồn mốc con mới sinh sức đề kháng còn yếu nên dễ mắc bệnh, bạn nên vệ sinh và phòng bệnh cho chúng. Nên vệ sinh máng uống nước, sát trùng và cọ rửa với nước ấm rồi phơi khô. Xung quanh chuồng trại thì nên phát quang bụi rậm, cây cối. Đồng thời, phun thuốc sát trùng và rắc vôi định kỳ thường thì 2 lần/tháng. Việc dọn dẹp chuồng nuôi chồn mốc cũng nên thực hiện mỗi ngày. Trường hợp có con bị bệnh thì nên tiến hành nhốt riêng và chăm sóc đặc biệt cho chúng, để hạn chế mầm bệnh lây lan sang các con khác trong đàn.
Vệ sinh chuồng trại cho chồn mốc thường xuyên
Chồn mốc là loài động vật dễ nuôi, có khả năng chăm sóc con giỏi, ít bị bệnh. Do đó, mô hình nuôi chồn mốc sinh sản đang là hướng đi mới đầy tiềm năng dành mọi người, đặc biệt là bà con nông dân. Hy vọng những kiến thức, kỹ thuật nuôi chồn mốc sinh sản cũng như chồn thương phẩm chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ áp dụng được vào mô hình chăn nuôi của bạn. Chúc bạn sớm thu về nguồn lợi nhuận cao và hạn chế được nhiều rủi ro trong chăn nuôi chồn mốc.