VIET FARM HÀ NỘI:
- ML6-12 Vinhomes Green Bay, Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như mở thêm hướng làm ăn mới cho người dân, nên hiện nay việc nuôi các loài động vật hoang dã ngày càng được mở rộng. Đặc biệt là chăn nuôi chồn mốc theo hướng công nghiệp ngày càng phổ biến nhưng đối với những người đang tìm hiểu ngành chăn nuôi này chưa hẳn đã nắm rõ những khoản chi phí nuôi chồn mốc mà mình cần phải bỏ ra là bao nhiêu khi bắt tay vào chăn nuôi. Để có thêm thông tin về số vốn để đầu tư chăn nuôi chồn mốc hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Chồn mốc là loài động vật hoang dã nhưng nhờ có giá trị kinh tế cao, chất lượng thịt thơm ngon nên được rất nhiều người đầu tư quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, cũng khá băn khoăn về chi phí đầu tư chăn nuôi chồn mốc hiện nay. Đối với chồn mốc bạn sẽ phải chi trả 3 chi phí chính:
Chăn nuôi chồn mốc gồm 3 loại chi phí chính
Hiện nay trên thị trường chồn mốc có nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào lứa tuổi và sự thành thục về sinh sản. Chia làm 4 loại, mỗi loại có ưu điểm và nhược điểm khác nhau:
Giá thành của những loại con non thì rẻ, nhưng nhược điểm là hệ tiêu hóa của nó chưa hoàn thiện hết và sức đề kháng kém sẽ có rủi ro. Còn đối với con trưởng thành thì giá cao, nhưng hệ tiêu hoá và sức đề kháng tốt hơn nhiều, giúp tỷ lệ chăn nuôi chồn mốc thành công hơn. Giá bán cụ thể của từng loại như sau:
Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi tiết kiệm đến 40% chi phí mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đấy chính là không nên mua theo cặp. Hãy lựa chọn một đực và 3 cái để làm giảm chi phí tiền đầu tư rất nhiều. Để đảm bảo có những con giống chất lượng thì bạn nên đến trang trại trực tiếp lựa chọn những con giống khỏe mạnh, đúng độ tuổi. Không nên mua từ xa nhằm hạn chế những rủi ro về chất lượng.
Chi phí đầu tư chồn mốc giống giúp tiết kiệm đến 40% là mua 1 đực và 3 cái
Nếu chăn nuôi theo hướng công nghiệp thì bạn nên làm những ô chuồng lớn để nuôi nhốt số đông cá thể. Mỗi một chuồng dài 2,5m chia làm 5 ô nhỏ, mỗi một ô nhỏ nhốt được 2 cá thể. Chuồng cách nền khoảng 50-60cm để dễ vệ sinh. Chi phí làm mỗi chuồng dài rơi vào khoảng 2,5 triệu đồng. Trang trại thì bạn có thể tận dụng lại những trang trại nuôi nhốt lợn, trâu, bò, hoặc gà, miễn sao đảm bảo được nhiệt độ cho chồn mốc. Nếu nóng quá thì nên lắp thêm vòi phun sương, quạt, lắp thêm tấm chống nóng. Nếu thoáng mát thì nên trang bị thêm lưới B40 quây xung quanh, tránh trường hợp chồn mốc chạy ra ngoài.
Loại chi phí thứ ba đó là chi phí về thức ăn cho chồn mốc. Thức ăn của chồn mốc hoàn toàn là những loại hoa quả bạn hoàn toàn có thể trồng được nên khoản chi phí này thường không đáng kể. Còn đối với những trang trại có diện tích nhỏ, không thể trồng được thì khoản chi phí về thức ăn cũng rất ít.
Những loại hoa quả chồn mốc thường ăn là: chuối, xoài, đu đủ, ổi, thanh long... Bữa chính chủ đạo là cháo cổ, cánh, gà hoặc cá rô phi. Mỗi một con chồn mốc sinh sản mỗi ngày sẽ ăn khoảng 2 quả chuối, cháo thì mỗi ngày chồn mốc tiêu thụ khoảng 2500 - 4000 đồng còn con thương phẩm có thể ăn nhiều hơn.
Ngoài các khoản chi phí trên, còn có chi phí dọn vệ sinh phân chuồng, chi phí nhân công. Đối với vệ sinh phân chuồng bạn có thể dải trấu, mùn cưa xuống phía dưới chuồng tuỳ từng địa phương sẽ có mức giá khác nhau. Khoảng từ 20 - 25 ngày thì bạn nên dọn vệ sinh phân chuồng cho chồn mốc, có thể tận dụng phân của chồn mốc để trồng cây ăn quả cho chúng.
Đối với chi phí nhân công, nếu nuôi ít bạn có thể tận dụng người trong gia đình của mình, hoặc thuê thêm nhân công ngoài nếu mở trang trại với quy mô lớn.
Thuê nhân công chăm sóc chồn mốc khi bạn mở rộng quy mô trang trại
Như vậy, chỉ cần từ 20 - 50 triệu đồng là bạn đã có thể chăn nuôi chồn mốc. Trong chăn nuôi chồn mốc, quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm chăn nuôi chồn mốc chứ không phải số tiền bạn có mới là yếu tố quyết định. Khi đã chắc chắn về kiến thức thì bạn hoàn toàn có thể đầu tư tuỳ thích, bao gồm cả việc mở rộng đầu tư bởi lợi nhuận mà loài động vật này mang lại rất lớn.