VIET FARM HÀ NỘI:
- ML6-12 Vinhomes Green Bay, Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Chồn hương là loài động vật mang lại giá trị kinh tế cao nên mô hình nuôi chồn hương đang được xây dựng trên khắp cả nước. Đây là loài động vật được ưa chuộng nhiều tại các khu du lịch, nhà hàng, quán ăn. Nhiều người muốn bắt tay vào nuôi nhưng vẫn chưa biết thủ tục nuôi chồn hương cần làm những bước nào? Cùng tìm hiểu về các quy định thủ tục ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Chồn hương là loại động vật dễ nuôi có thể tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi của mình để chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khoẻ của nó. Chồn hương thích những món mềm, ngọt… như trái cây, thịt cá. Quá trình nuôi chồn hương thường phát triển tốt ít gặp khó khăn. Thời điểm đầu lúc 2,3 tháng tuổi nó có trọng lượng 550g-1kg/con sau 7 tháng trọng lượng của nó sẽ tăng dần lên đến 2,1 - 3,2 kg.
Hiện tại giá bán chồn hương rất cao dao động từ 1,8 - 2,2 triệu đồng/kg chồn thương phẩm, riêng đối với con chồn giống mới 2-3 tháng nặng khoảng 500-800g đã có mức giá là 7 – 10 triệu đồng/cặp.
Mô hình nuôi chồn hương ngày càng được đa dạng hoá về những phương pháp và kỹ thuật chăn nuôi, góp phần không nhỏ vào kinh tế của các hộ kinh doanh tại gia đình.
Mô hình nuôi chồn hương ngày càng được mở rộng
Để nuôi chồn hương, Quý khách hàng cần phải thực hiện các thủ tục sau đây:
Người dân cần thành lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp có mã ngành chăn nuôi chồn hương. Đồng thời đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc lập báo cáo đánh giá tác động đến môi trường tùy thuộc vào quy mô nuôi chồn hương của mình. Kết hợp xin cấp mã số trại nuôi tại Chi cục kiểm lâm tại nơi mình ở.
Trong thủ tục nuôi chồn hương nếu bạn thành lập hộ kinh doanh: đăng ký tại Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi bạn đang dự định đặt cơ sở nuôi chồn hương có tên ngành chăn nuôi.
Nếu bạn thành lập doanh nghiệp: Cần đăng ký tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự định đặt cơ sở chăn nuôi với mã ngành 0149 – chăn nuôi khác.
Dựa vào quy định tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ-CP tùy thuộc vào quy mô nuôi bạn cần thực hiện một trong hai thủ tục dưới đây.
Trường hợp 1:
Nếu mô hình nuôi chồn hương dưới 50 con thì cần phải thực hiện thủ tục xin giấy xác nhận, kế hoạch bảo vệ môi trường. Giấy này xin tại Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi bạn đặt cơ sở nuôi chồn hương.
Hồ sơ gồm:
01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hộ kinh doanh.
01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của đơn vị.
03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo biên bản điện tử) của đơn vị.
01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng của đơn vị (Kèm theo biên bản điện tử).
Trường hợp 2:
Nếu trang trại của bạn nuôi từ 50 con trở lên, bạn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và cần được UBND cấp tỉnh phê duyệt. Quy trình thực hiện sẽ bao gồm các bước:
Bước 1:
Chủ trang trại cần tiến hành tham vấn, gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của đơn vị. Đồng thời xin ý kiến liên quan đến UBND xã, phường, thị trấn tại nơi thực hiện dự án.
Bước 2:
Tiến hành nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến UBND cấp tỉnh bao gồm các giấy tờ sau:
01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận hộ kinh doanh.
01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động của môi trường.
07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng hoặc bản báo cáo dự án đầu tư nuôi.
Bước 3:
Tiến hành nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đến UBND cấp tỉnh gồm:
01 văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động của môi trường.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường. (bản này được đóng quyển gáy cứng kèm theo các bản điện tử).
Bước 4:
Sau khi được phê duyệt báo cáo, chủ trang trại cần phải lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá.
Thành lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp trước khi nuôi chồn hương
Sau khi thực hiện xong 2 thủ tục trên, chủ trang trại xin cấp mã số trại nuôi tại Chi cục kiểm lâm tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
Hồ sơ gồm:
01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hộ kinh doanh
01 đơn xin đề nghị cấp mã số trại nuôi
01 bản kế hoạch phương án nuôi chồn hương
01 bản Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường
Hình ảnh của trang trại chăn nuôi
Bảng kê lâm sản mua giống
01 bản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác có gắn liền với đất hoặc Hợp đồng thuê đất nơi bạn dự định nuôi chồn hương.
Trường hợp trang trại có nuôi động vật không phân bố ở Việt Nam thì cần phải trình thêm 02 giấy chứng nhận mẫu vật không mang dịch bệnh hoặc không gây hại đến các hoạt động kinh tế của quốc gia.
Trong vòng 15 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ, phía Chi cục Kiểm lâm sẽ tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các trại nuôi sinh sản, hoặc nuôi sinh trưởng như đã đăng ký. Trường hợp nếu như từ chối sẽ phải thông báo lý do từ chối cho đơn vị cá nhân, tổ chức. Trương hợp đồng thuận, Chi cục Kiểm lâm sẽ tiến hành mở sổ theo dõi về sự tăng, giảm số lượng động vật trong trang trại suốt quá trình nuôi. Nếu phát hiện vi phạm pháp luật, Chi cục Kiểm lâm sẽ lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Chi cục Kiểm lâm sẽ tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận trong 15 ngày
Trên đây là toàn bộ quy trình, thủ tục nuôi chồn hương mà các chủ trang trại cần phải thực hiện khi chăn nuôi chồn hương tại Việt Nam. Tham khảo thêm nhiều bài viết chăn nuôi chồn hương đúng cách trên website để kinh doanh đạt hiệu quả hơn.